Hướng dẫn sử dụng Cloramin B trong công tác phòng chống dịch bệnh

TÀI LIỆU TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG COVID-19
 

Hướng dẫn sử dụng hóa chất trong công tác phòng chống dịch bệnh 

 1. Đối với vệ sinh phòng chống dịch bệnh thông thường tại gia đình, cơ quan, trường học, xí nghiệp, nhà máy…

– Thường xuyên vệ sinh nơi ở, cơ quan, trường học, xí nghiệp nhà máy… bằng cách lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng xà phòng, cồn 70 độ, cloramin B thông thường hoặc hóa chất khử khuẩn khác theo hướng dẫn của ngành y tế.

2. Đối với sử dụng các hóa chất khử trùng chứa clo trong công tác phòng chống dịch -Chỉ sử dụng để khử trùng trong bệnh viện và ổ dịch (theo Quyết định 34//QĐ-BYT ngày 07/02/2020 về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV)).

2.1. Giới thiệu

Clo (Cl) là một trong những halogen được sử dụng rộng rãi để khử trùng do có hoạt tính diệt trùng cao nhờ phản ứng ôxy hóa khử. Khi hòa tan trong nước, các hóa chất này sẽ giải phóng ra một lượng clo hoạt tính có tác dụng diệt trùng. Các hóa chất có chứa clo thường sử dụng bao gồm:

– Cloramin B hàm lượng 25%-30% clo hoạt tính

– Cloramin T

– Canxi hypocloride (Clorua vôi)

– Bột Natri dichloroisocianurate

– Nước Javen (Natri hypocloride hoặc Kali hyphocloride).

2.2. Sử dụng các hóa chất chứa clo trong công tác phòng chống dịch:

– Trong công tác phòng chống dịch, các dung dịch pha từ các hóa chất chứa clo với nồng độ 0,5% và 1,25% clo hoạt tính thường được sử dụng tùy theo mục đích và cách thức của việc khử trùng. Việc tính nồng độ dung dịch phải đưa vào clo hoạt tính.

– Vì các hóa chất khác nhau có hàm lượng clo hoạt tính khác nhau, cho nên phải tính toán đủ khối lượng hóa chất cần thiết để đạt được dung dịch có nồng độ clo hoạt tính muốn sử dụng.

– Lượng hóa chất chứa clo cần để pha số lít dung dịch với nồng độ clo hoạt tính theo yêu cầu được tính theo công thức sau:

Lượng hóa chất (gam) =Nồng độ clo hoạt tính của dung dịch cần pha (%) X số lít x 1000
Hàm lượng clo hoạt tính của hóa chất sử dụng (%)*

* Hàm lượng clo hoạt tính của hóa chất sử dụng luôn được nhà sản xuất ghi trên nhãn, bao bì hoặc bảng hướng dẫn sử dụng sản phẩm.

* Ví dụ:

– Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột cloramin B 25% clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10/25) x 1000 = 200 gam.

– Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột canxi hypocloride 70% clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10/70 ) x 1000 = 72 gam.

– Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột natri dichloroisocianurate 60% clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10/60) x 1000 = 84 gam.

Bảng 1: Lượng hóa chất chứa clo để pha 10 lít dung dịch với các nồng độ clo hoạt tính thường sử dụng trong công tác phòng chống dịch.

Tên hóa chất (hàm lượng clo hoạt tính)Lượng hóa chất cần để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tínhGhichú
0,25%0,5%1,25%2,5%
Cloramin B 25%100g200g500g1000g 
Canxi HypoCloride (70%)36g72g180g360g 
Bột Natri dichloroisocianurate (60%)42g84g210g420g 

2.3. Cách pha:

– Hòa tan hoàn toàn lượng hóa chất cần thiết cho vừa đủ 10 lít nước sạch.

– Các dung dịch khử trùng có clo sẽ giảm tác dụng nhanh theo thời gian, cho nên chỉ pha đủ lượng cần sử dụng và phải sử dụng càng sớm càng tốt sau khi pha. Tốt nhất chỉ pha và sử dụng trong ngày, không nên pha sẵn để dự trữ. Dung dịch khử trùng chứa clo đã pha cần bảo quản ở nơi khô, mát, đậy kín, tránh ánh sáng.

2.4. Khử trùng trong bệnh viện và ổ dịch:

Đây là hướng dẫn việc sử dụng các hợp chất có chứa clo trong khử trùng ổ dịch nói chung. Việc chọn hình thức khử trùng nào trong các hướng dẫn dưới đây phải tùy thuộc vào từng loại dịch bệnh và theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế về việc xử lý ổ dịch của từng loại dịch bệnh đó.

– Khử trùng tay ở khu vực điều trị cách ly bệnh nhân: Tại điểm ra, vào khu vực cách ly và cửa ra vào mỗi buồng bệnh, nếu không có các dung dịch diệt trùng nhanh (cồn, lọ dung dịch khử trùng tay) hoặc nước và xà phòng để rửa tay thì phải có chậu đựng dung dịch hóa chất khử trùng có clo với nồng độ 0,5% clo hoạt tính để ngâm rửa tay (ngâm tay 1 phút, sau đó tráng lại bằng nước sạch).

– Khử trùng bề mặt, vật dụng: Dùng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính để lau nền nhà, bề mặt đồ vật, vật dụng v.v.

– Thảm chùi chân và giầy dép: Tẩm đẫm thảm chùi chân và giày dép bằng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính, đặt trong 1 khay kim loại để trước điểm ra vào khu vực cách ly và hướng dẫn tất cả cán bộ y tế, người nhà bệnh nhân, bệnh nhân, khách đến thăm phải chùi chân, giầy dép bằng dẫm chân lên thảm tẩm dung dịch này mỗi lần ra vào khu vực cách ly nhằm hạn chế tối đa lây lan mầm bệnh ra bên ngoài. Bổ sung dung dịch khử trùng chứa clo nồng độ 0,5% vào thảm chùi chân và giầy dép cứ 4 tiếng 1 lần.

– Khử trùng bô, chậu ô nhiễm mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Ngâm bô, chậu ô nhiễm vào dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính trong ít nhất 30 phút trước khi đem rửa bằng nước sạch.

– Khử trùng các dụng cụ của bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Ngâm các dụng cụ, quần áo đã sử dụng của bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm vào dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính trong 1-2 giờ trước khi đem giặt rửa bằng nước sạch.

– Khử trùng buồng bệnh điều trị bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Dùng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính để lau nền buồng bệnh, bề mặt đồ vật, vật dụng trong phòng bệnh.

– Khoa phòng điều trị bệnh nhân sau khi tất cả các bệnh nhân ra viện (khử trùng lần cuối): Phải tổng vệ sinh khử trùng nền nhà, tường nhà nơi bệnh nhân điều trị bằng cách phun dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính (liều lượng phun 0,3 – 0,5 lít/m2), sau đó mới được sử dụng trở lại cho tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân khác.

– Xử lý môi trường ô nhiễm khu vực nhà bệnh nhân, khu vực nhà tiêu, cống rãnh, chuồng trại, đường xá, lối đi… tại khu vực ổ dịch: Phun dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính tại những nơi này với liều lượng 0,3 – 0,5 lít/m2.

– Xử lý phân và chất thải của bệnh nhân: Phân và chất thải của bệnh nhân có mang mầm bệnh được khử trùng bằng dung dịch nồng độ 1,25 – 2,5% clo hoạt tính với tỷ lệ 1:1 (ví dụ, 1 lít phân cần xử lý bằng 1 lít dung dịch nồng độ 1,25% clo hoạt tính) trong thời gian ít nhất 30 phút, sau đó đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh hoặc chôn sâu xuống đất cách xa nguồn nước và nhà ở.

– Khử trùng phương tiện chuyên chở bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Dùng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính phun khử trùng phương tiện với liều lượng 0,3 – 0,5 lít/m2, để trong 1 giờ sau đó rửa kỹ lại bằng nước sạch.

Lưu ý:

– Các hợp chất có chứa clo chỉ có tác dụng diệt trùng khi được hòa tan trong nước thành dạng dung dịch (lúc này các hóa chất chứa clo mới giải phóng ra clo hoạt tính có tác dụng diệt trùng), do vậy tuyệt đối không sử dụng các hợp chất có chứa clo ở dạng bột nguyên chất để xử lý diệt trùng.

– Các dung dịch có chứa clo sẽ giảm tác dụng theo thời gian, cho nên chỉ pha đủ lượng cần sử dụng và phải sử dụng càng sớm càng tốt sau khi pha. Tốt nhất là chỉ pha và sử dụng trong ngày, không nên pha sẵn để dự trữ. Nếu chưa sử dụng hết trong ngày thì phải đậy kín, tránh ánh sáng và có kế hoạch sử dụng sớm nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin Tức

Hướng dẫn sử dụng Cloramin B trong công tác phòng chống dịch bệnh

TÀI LIỆU TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG COVID-19   Hướng dẫn sử dụng hóa chất trong công tác phòng chống dịch bệnh   1. Đối với vệ sinh phòng chống dịch bệnh thông thường tại gia đình, cơ quan, trường học, xí nghiệp, nhà máy… – Thường xuyên vệ sinh nơi ở, cơ quan, trường học,

Xem tin »

Cách pha cloramin B khử khuẩn bề mặt an toàn và hiệu quả

Chloramin B là loại hóa chất khử trùng được dùng phổ biến nhất hiện nay. Nhất là khi dịch Covid-19 đang hoành hành như hiện nay thì việc sát trùng và ngăn chặn dịch bệnh là điều cần thiết. Vậy chloramin B là gì? Cách sử dụng và cách pha cloramin B khử 1. Chloramin

Xem tin »

Mùa dịch, cẩn trọng với sản phẩm sát khuẩn tay “dởm”

Nuốt hoặc uống nước rửa tay nhiễm methanol có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm mù vĩnh viễn và tử vong. Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) gần đây đã phát hiện một số loại nước rửa tay sát khuẩn bị nhiễm loại cồn độc

Xem tin »

MỐI NGUY TỪ DUNG DỊCH SÁT KHUẨN TAY CHỨA METHANOL

MỐI NGUY TỪ DUNG DỊCH SÁT KHUẨN TAY CHỨA METHANOL Cồn ethanol là một trong những thành phần chính của dung dịch rửa tay khô, giúp việc sát khuẩn nhanh và tiện lợi. Việc dùng cồn methanol vào thành phần dung dịch thay cho ethanol sẽ gây tác dụng ngược, thậm chí nguy hiểm cho

Xem tin »

CỒN NƯỚC HOA

Danh mục: ETHANOL DÙNG TRONG MỸ PHẨMNhãn hiệu: Liên hệ: để có giá tốt Alcool hay cồn là một thành phần chính yếu và quan trọng của nước hoa , cồn trong nước hoa chiến đến 70% tùy theo từng loại nước hoa EDP hay EDT. Tinh chất cồn có đặc tính dễ bay hơi giúp nâng đỡ

Xem tin »
Lên đầu trang